(TRÊN CON ĐƯỜNG GIỮ NƯỚC VÀ DỰNG NƯỚC)
Trong những bài chia sẻ được giới thiệu trước đây, trên diễn đàn nầy, tôi đã quảng diễn và nhấn mạnh những trọng điểm như sau :
Thứ
Nhất, ngôn ngữ là con dao hai lưỡi. Khi được sử dụng một cách máy móc,
tự động, trong cuộc sống hằng ngày, phương tiện nầy có thể mang đến
nhiều ngộ nhận, trong những quan hệ tiếp xúc và trao đổi, giữa người với
người. Nó dẫn khởi nhiều xung đột, thậm chí giữa hai vợ chồng, giữa cha
mẹ và con cái...
Tuy
nhiên, cũng nhờ vào ngôn ngữ, chúng ta phát hiện được những sào huyệt
mê cung của Vô Thức. Từ đó, chúng ta có thể từ từ chuyển hóa Vô Thức
thành Ý Thức, trên con đương xây dựng và phát huy Bản Ngả cũng như những
quan hệ cần thiết giữa người với người.
Thứ
Hai, nhờ con đường ngôn ngữ, chúng ta mang ra giữa vùng ánh sáng của Ý
Thức, những xúc động tiêu cực, tê liệt, tràn ngập và ngụy trang, thậm
chí đã lâu ngày bị dồn nén, ức chế, chối từ hoặc che giấu. Khi được diễn
tả một cách rõ ràng, trung thực như vậy, khổ đau, cho dù khốc liệt, oái
oăm và nhức nhối, không thể biến thân thành những phương tiện bạo động
bùng nổ ra bên ngoài, hay là xói mòn, tiêu hủy lòng tự tin của chúng ta,
ở bên trong nội tâm.
Thứ
Ba, ngôn ngữ cũng là con đường diệu vợi cho phép chúng ta bộc lộ với
anh chị em đồng bào, tấm lòng đồng cảm, thái độ nhìn nhận và chất lượng
làm người của chúng ta, một cách đơn phương và vô điều kiện. Không đòi
hỏi, chờ đợi « một cử chỉ có thiện chí », từ phía người đối diện, rồi
khi đó chúng ta mới chấp nhận làm người có hiểu biết và tình thương.
***
*
Bài
chia sẻ nầy sẽ quảng diễn thêm một cách rộng rãi hơn, điểm thứ ba trên
đây, bằng cách đề nghị những bước đi lên cụ thể, khi xây dựng những quan
hệ tích cực và hữu hiệu, giữa người với người.
- Trong Bước số Một, tôi sẽ phân biệt và tách rời khỏi nhau, hai lãnh vực « Người và Việc ».
Hẳn thực, trong đời sống làm người, bao lâu chúng ta chưa
chấp nhận và tôn trọng quyền khác biệt của người khác đang có mặt với
chúng ta, chúng ta chưa thể nào thiết lập những quan hệ chung sống hài
hòa, kiện toàn và bổ túc cho nhau. Đây là một tiến trình lâu dài, liên
lỉ, không bao giờ kết thúc.
Trái
lại, trong lãnh vực Việc, điều thiết yếu là chúng ta cần học tập và tôi
luyện phương pháp thương lượng với nhau, để tiến tới những giao điểm,
những vùng hội tụ hay là trung gian, những mảnh đất đứng chung với nhau.
Không đồng ý « cùng với nhau nhìn về một hướng », không chia sẽ một số
giá trị chung, chúng ta không thể hợp tác và thành tựu những kết quả cụ
thể mong muốn cho nhau và với nhau.
Trong
Bước số Hai, tôi sẽ nhấn mạnh thêm : Khi thương lượng với nhau, điều
tiên quyết cần thành đạt là cả hai bên đều thắng, nghĩa là gặt hái những
kết quả tích cực, cụ thể và khách quan với nhau, cho nhau và nhờ nhau.
Không có kẻ thua. Trái lại, trong mỗi quan hệ hài hòa và đồng cảm, cùng
đích cần nhắm tới là vấn đề thành người.
Lẽ
đương nhiên, khi kết dệt những quan hệ xây dựng, cả hai bên - người và
chúng ta - sẽ thâu lượm dễ dàng những thành quả tốt đẹp. Thế nhưng,
chúng ta không chờ đợi, đòi hỏi phải có kết quả cụ thể, trong địa hạt
thương lượng, rồi mới dấn bước trên con đường làm người. Một bên là tiến
trình. Bên kia là kết quả cụ thể. Cho nên, tôi chỉ đơn phương làm
người. về phía tôi. Tôi thực hiện những điều cần thực hiện.
Sau
cùng, trong Bước số Ba, tôi sẽ trình bày : đâu là những động tác cụ thể
cần được tôi tức khắc dấn thân thực hiện một cách khoa học. Phải chăng
từ ngày hôm nay, không trì hoãn, chúng ta có trách nhiệm xây dựng những
quan hệ với người khác, bắt đầu từ môi trường gia đình, thậm chí với đứa
con vừa đi ra khỏi lòng mẹ, chưa hoàn toàn ý thức về mình. Trách nhiệm
ấy thuộc bản sắc làm người của chúng ta.
Nguyễn Văn Thành
Nguồn: dunglac.org