Thứ Bảy, 31 tháng 3, 2012

Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI gặp cựu Chủ tịch Fidel Castro

WHĐ (29.03.2012) / Vatican Radio Cựu lãnh đạo Nhà nước Cuba Fidel Castro đã gặp gỡ riêng với Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI lúc ngài sắp kết thúc chuyến viếng thăm mục vụ Cuba. Nhà cựu lãnh đạo 85 năm tuổi này đã lãnh đạo cuộc cách mạng Cuba trong những năm 1950 trở thành bí thư thứ nhất Đảng cộng sản Cuba từ khi thành lập cho đến khi ông nghỉ hưu vào năm 2011.
Năm 1998, ông đã gặp Đức cố giáo hoàng Gioan Phaolô II trong chuyến viếng thăm lịch sử của ngài đến đất nước này. Chuyến viếng thăm này đã mở đường cho những cải thiện quan trọng cho Giáo Hội trong một quốc gia trước đây là vô thần. Trong những yêu cầu Đức cố giáo hoàng đưa ra, có đề nghị đưa ngày lễ Giáng sinh vào các ngày lễ nghỉ chính thức của quốc gia đề nghị này đã được Fidel Castro thực hiện trong cùng năm đó.
Cuộc gặp gỡ của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI với người anh của Chủ tịch Raul Castro diễn ra tại Tòa S thần Tòa Thánh Cuba, nơi ĐTC nghỉ đêm trong thời gian ở La Habana. ĐTC sẽ rời Cuba vào chiều thứ Tư trở về Roma vào sáng thứ Năm 29 tháng Ba.

(Vatican Radio, 28-03-2012)

Ai là thần tượng của tôi?


Đọc bản tin trên Tuổi Trẻ Online, Thứ Bảy, 24/03/2012, tôi thấy vừa đau vừa nhục vừa thương cho các bạn trẻ quá.
 
Sự cuồng nhiệt của khán giả trẻ VN trong chương trình giao lưu văn hóa Việt - Hàn ngày 15-3 tại Hà Nội - Ảnh: Nguyễn Khánh
Khi người trẻ quỳ xuống và hôn ghế...
 “Hôm qua 10g có chạy chương trình mà chú Bi Rain gì đó (không biết gõ đúng không nhỉ) và bậu xậu của chú ta sang diễn. Bi ngồi cùng cậu nữa ghế A12, A14 trong Nhà hát lớn. Một số cô cậu nhòm thấy. Tối biểu diễn, nhiều quý nữ có vé mời vào rất sớm, xúm nhau cúi xuống ngửi, hôn cái ghế Bi ngồi”...
Mấy câu ngắn gọn trên Facebook sau đêm biểu diễn của Bi Rain - ngôi sao ca nhạc Hàn Quốc - tại Hà Nội của một chuyên gia truyền hình nổi tiếng đủ khiến nhiều người trong chúng ta, dù thờ ơ đến mấy với “văn hóa xìtin”, phải giật mình.
Chuyện giới trẻ VN và cả châu Á hâm mộ các sao Hàn đã từ lâu không còn là chuyện lạ. Từ gần 20 năm nay, khi “làn sóng Hàn Quốc” trùm lên khắp phố phường thôn xóm - qua phim ảnh và ca nhạc đi trước, hàng hóa theo sau - xã hội đã quen với “tóc nâu môi trầm”, quen với kim chi và đồ ăn Hàn, thời trang và đồ điện tử, gia dụng, thậm chí quen với cả việc nguyên một buôn làng Vân Kiều đặt tên con bằng nhân vật phim Hàn Quốc.
Trên các phương tiện truyền thông, mỗi lần có ban nhạc hay ngôi sao (điện ảnh, truyền hình, ca nhạc) Hàn Quốc sang VN, tràn ngập hình ảnh các “fan cuồng” “cơm nắm muối vừng” xếp hàng đón ở sân bay, xếp hàng chen mua vé, xếp hàng xin chữ ký..., kèm theo là những lời than vãn tuyệt vọng của các bậc phụ huynh: “Nó đòi bay từ Sài Gòn ra Hà Nội để xem Super Junior”; “Nó bảo nếu mẹ không kiếm được vé cho con thì con sẽ bỏ học”, mà vé nào có rẻ, có những khi lên đến 5-7 triệu đồng/cặp.
 “Con nhà giàu, được chiều quá mới thế, chạy ăn từng bữa xem, hết thần tượng ngay” - một vài lời nhận xét, rất vô can; “Trẻ con ấy mà, hãy thử đặt mình vào vị trí chúng nó”, “Chúng nó lớn tự khắc sẽ tỉnh”...- nhiều tiếng tặc lưỡi độ lượng.
 “Hãy để lớp trẻ có thần tượng của mình, dù Hàn hay Việt, nếu họ tạo ra giá trị sống mới, nếu họ đại diện cho những vẻ đẹp mới, hay thậm chí đơn giản là họ mang đến niềm vui cho hàng triệu thanh niên đang thiếu vắng thần tượng và thiếu cả không gian giải phóng năng lượng” - nhiều chuyên gia tâm lý và những người “tây học, quan niệm cởi mở” phát ngôn trên các diễn đàn...
Ai cũng có lý nếu xét từ góc nhìn của mình, từ vị trí riêng của mình, từ trải nghiệm của bản thân mình.
Vâng, có thể yêu quý và hâm mộ, có thể nhịn ăn xếp hàng mua vé, có thể chen lấn xin chữ ký, có thể làm mình làm mẩy với cha mẹ để xin được tiền mua chiếc vé cắt cổ, có thể nhuộm tóc xanh, tô môi tím và mặc áo khoác giữa mùa hè nhiệt đới cho giống thần tượng...
Nhưng đến mức - dù là chỉ vài người trẻ - xúm xít vào hôn cái ghế Bi ngồi thì...
Những người nhìn thấy cảnh ấy đã giật mình, các phụ huynh đã giật mình. Nhưng giật mình rồi làm gì nữa? Trong khi các thần tượng mới mà chúng ta thật sự mong ước cho con em mình vẫn chưa xuất hiện.
THU HÀ
Đọc câu chuyện này, tôi nhớ đến bài viết “Thần Tượng Của Tôi” của Anh Gioan Lê Quang Vinh, đăng trên web: lươngtamconggiao.wordpress.com, ngày 12.11.2011.
Trong Đại Hội giới trẻ giáo xứ Phú Trung mới đây, khi các bạn được hỏi “Ai là thần tượng của bạn?” thì câu trả lời là “Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II”, là “Mẹ em”, là “Bill Gates” hay một vĩ nhân nào đó. Thật vui vì các bạn trẻ Công giáo không ai chọn những ca sĩ diễn viên mau lên chóng xuống. Nhưng đồng thời cũng không vui trọn vẹn vì chưa thấy bạn nghĩ nhiều đến một Con Người đã làm thay đổi diện mạo thế giới này.
Vào ngày 01-10-1977, trên một sân vận động tại NewYork, trước 80 ngàn khán giả hâm mộ bóng đá, cầu thủ lừng danh Pélé đã ghi cho mình bàn thắng thứ 1,278. Sau đó anh đã tuyên bố giã từ đời cầu thủ chuyên nghiệp. Sau khi cởi áo cầu thủ gởi tặng giao lưu với khán giả, một phóng viên đã hỏi anh: “Pélé, anh đang là thần tượng của hàng triệu bạn trẻ, vậy trong cuộc đời của anh, anh có thần tượng nào không ?” Pélé chỉ vào cây Thánh Giá đang đeo trước ngực và trả lời: “Có chứ, thần tượng của tôi là chính Đức Chúa Giêsu Kitô”. (theo R.Veritas)
Con Người Giêsu Kitô chính là Đấng Cứu Chuộc nhân loại này. Người đã làm thay đổi vô số người trẻ, để họ sống và hành động theo cung cách của những người được tuyển chọn và được cứu độ. Có một thời người ta tưởng rằng Đức Giêsu Kitô chỉ cứu linh hồn con người, chú trọng đến đời sau, chẳng quan tâm gì đến “đời tạm” này. Nhưng không phải như thế.
Khi Gioan Tẩy Giả giới thiệu Chúa Giêsu, ông nói: “Đây là Chiên Thiên Chúa, Đấng gánh tội trần gian”. Người gánh tội trần gian và gánh cả những hệ luỵ từ tội lỗi, để giải thoát con người khỏi những cảnh đời lầm than cơ cực nhất ngay ở đời này.
Đó chính là điều Isaia đã loan báo trước về Người: “Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn. Người đã sai tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, công bố một năm hồng ân của Chúa.” (Lc 4,18-19)
Đức Giêsu là thần tượng của giới trẻ chính vì Người là Đấng giải thoát họ. Giới trẻ vốn không thích bị ràng buộc, bị giam cầm hay bị tước đoạt tự do. Giới trẻ đầy những khát vọng, và trong vô số khát vọng ấy, khát vọng được tự do ca ngợi Đấng Tạo Thành là điều căn bản. Đức Giêsu nói với họ về Thiên Chúa Cha và mở miệng cho họ hát vang lên. Đó là điều vĩ đại nhất của lịch sử.
Đức Giêsu là thần tượng của giới trẻ vì Người quá đẹp. Ngoại hình của Người không còn được lưu giữ chính thức, nhưng điều đó không quan trọng. Người đẹp vì nghĩa cử cứu nhân độ thế. Người đẹp vì ánh nhìn bao dung độ lượng, luôn “chạnh lòng thương” dân nghèo. Và Người đẹp khi chỉ vào đám giả hình, đàn áp dân mà bảo “Các ngươi là mồ mả tô vôi”, hoặc “Người liền lấy dây làm roi mà xua đuổi tất cả bọn họ cùng với chiên bò ra khỏi Đền Thờ”; “Đem tất cả những thứ này ra khỏi đây, đừng biến nhà Cha tôi thành nơi buôn bán.”
Đức Giêsu là thần tượng của giới trẻ vì Người vẽ ra cho họ một con đường và con đường ấy dẫn đến Sự Sống vĩnh cửu. Giới trẻ quá nhàm những lời dụ dỗ, quá chán những lời hứa hão, quá mệt vì những lừa lọc của thế gian. Đức Giêsu nói là làm, và lời Người nói được chứng minh bằng ánh sang từ trời, bằng bảo chứng của Thánh Thần Thiên Chúa và bằng chính cuộc Khổ Nạn Phục Sinh của Người. Ai trên thế gian này dám làm và có thể làm những điều ấy cho giới trẻ?
Đức Giêsu không áp đặt, không ép buộc và không nhồi nhét vào đầu óc giới trẻ những điều vô bổ, những học thuyết lỗi thời hay những mầm bạo lực. Người nói: “Thầy gọi các con là bạn hữu”. Và với tư cách người bạn của giới trẻ, Người nói chân tình đầy yêu thương: “Các con hãy ở lại trong Tình Yêu của Thầy”.
Bạn và tôi, chúng ta hạnh phúc vì có thần tượng Giêsu. Bạn hãy reo lên: “Tôi yêu Giêsu, tôi chọn Giêsu và tôi sống Giêsu”. Vâng lạy Chúa Giêsu, xin cho con được có Chúa muôn đời.
Thời tuổi trẻ, ai cũng có thần tượng của riêng mình. Thần tượng sẽ giúp ích rất nhiều, thậm chí định hướng cho cả tương lai người trẻ tuổi ấy, nếu thần tượng là những gương thành đạt nhờ ý chí vượt khó, gương nhân ái và thảo hiếu...
Cha mẹ tôn trọng và chia sẻ với con cái, đồng thời hướng các em đến những hoạt động lành mạnh khác. Giáo Hội, qua các sinh hoạt phụng vụ, mục vụ, giáo lý, bác ái,…là môi trường tốt nhất để thanh thiếu niên sống chan hoà, nhận thức rõ ràng về các giá trị trong cuộc sống, trong đó có cả các “thần tượng”. Nhờ đó, các bạn trẻ chọn cho mình con đường sống lành mạnh và tốt đẹp nhất.
Gần đèn bao giờ cũng sáng! Chúa Giêsu Kitô là Ánh Sáng thế gian. Ngài chính là thần tượng của tôi của bạn và của những ai yêu mến công lý sự thật hòa bình tình yêu.
Lm Giuse Nguyễn Hữu An 
 
Nguồn : http://tongdosongdaovt.blogspot.com/2012/03/suy-tu-le-la-ai-la-than-tuong-cua-toi.html

Chủ Nhật, 25 tháng 3, 2012

ÁNH MẮT NGÀI



Mùa chay về con nhìn lên Thánh giá
Ánh mắt buồn! Cha ngã trên đồi cao
Đôi mắt ấy! nhìn con như thì thào
Con yêu hỡi! con nào đâu hiểu thấu

 Gượng bước đi, cúi đầu, Cha buồn bã
Đường gập ghềnh, âu sầu, thân nghiêng ngả
Sức điêu tàn, Cha lại ngã, lần hai
Ánh mắt ấy! ôi tha thiết! van nài

 Con yêu hỡi! trở lại, con yêu hỡi!
Ánh mắt ấy! nhìn con, vẫn mong đợi
Bước chân buồn, vời vợi, đồi Can-vê
Ánh mắt nhìn, con ơi! hãy trở về

 Lê bước chân, nặng nề, Cha lại ngã
Ôi gió buồn! Thánh Giá nào tơi tả
Lần thứ ba, qụy ngã, đá còn đau
Trái tim con, sao nỡ, cứ bạc màu!

 Trái tim Cha, quặn đau, con có biết
Ánh mắt buồn! mãi nhìn, con tha thiết
Bước chân buồn, da diết, lết lê đi
Ơn cứu chuộc, con ơi! có hiểu gì?

 Hiến thân mình, chỉ vì, một "Tình Yêu"
Núi Sọ buồn, cô đơn qúa! trời chiều
Xin CHA tha, những điều, con không biết 
Ánh mắt buồn, trút hơi thở, Vĩnh biệt.

 Tình Yêu ấy, bất diệt, mãi vô tận
Nhìn Thánh Giá, con cúi đầu, ân hận
Ánh mắt Ngài! không giận, nhưng thứ tha
Tình Yêu ấy! bây giờ, con nghiệm ra

 Ánh mắt ấy, thiết tha, vẫn chờ mong
Ôi Lạy chúa! hương thơm ngợp đáy lòng 
Trong tình yêu không đong bằng giá cả
Chỉ bằng tình mới đáp trả được thôi

 Ánh mắt ấy! giờ đây con hiểu rồi
Tình Yêu Ngài, lên ngôi đời dâng hiến
Bừng tỉnh dậy! bước lên đường thăng tiến
"Ánh mắt NGÀI" hiện diện mãi trong con.
Thanh Sơn (dunglac.org)

                                                   

ĐGH Benêđictô nói: Chủ nghĩa Cộng sản không còn hiệu lực ở Cuba nữa


LTCG (25.03.2012)

Trên chuyến máy bay đi Mexicô hôm nay, Đức Giáo Hoàng Benedict cho biết cộng sản không còn hoạt lực ở Cuba nữa và Giáo hội Công giáo Roma đã sẵn sàng để giúp hòn đảo Cuba tìm cách thức mới để tiến về tương lai phía trước mà không bị “chấn thương.”

Phát biểu trên máy bay từ Rome cho một chuyến đi năm ngày Mexico và Cuba, Đức giáo hoàng nói với các phóng viên: “Ngày nay hiển nhiên rằng ý thức hệ Mác-xít theo cách nó đã được hình thành không còn phù hợp với thực tế nữa”.

Trả lời một câu hỏi về chuyến thăm đến Cuba, một pháo đài cộng sản ngoài khơi bờ biển của Hoa Kỳ trong hơn 50 năm, Đức Giáo Hoàng Biển Đức nói thêm: “Với cách thế (cộng sản) như vậy, chúng ta không còn có thể đáp ứng và xây dựng một xã hội này. Cấn thiết là phải tìm ra những mô hình mới với kiên nhẫn và trong một cách xây dựng. “

Đức Giáo Hoàng Biển Đức sẵn sàng để Giáo Hội trong giúp đỡ Cuba đạt được một sự chuyển tiếp hòa bình trên đảo, nói rằng sự kiên nhẫn là quá trình cần thiết nhưng cũng cần phải “dứt khoát” .

“Chúng tôi muốn giúp đỡ trong một tinh thần đối thoại để tránh chấn thương và giúp tiến về phía trước cho một xã hội huynh đệ và ngay chính, đó là điều mà tất cả thế giới mong ước,” Đức Thánh Cha nói thêm.

Bình luận của Đức Thánh Cha đã thu hút phản ứng thận trọng từ chính phủ Cuba.

“Chúng tôi sẽ lắng nghe với tất cả sự tôn trọng ngài”, Bộ trưởng Ngoại giao Cuba Bruno Rodriguez cho biết, khi phát biểu tại một cuộc họp báo ở Havana ngay sau khi ý kiến của Đức giáo hoàng.

“Chúng tôi tôn trọng tất cả mọi ý kiến. Chúng tôi xem xét đó là hữu ích cho việc trao đổi ý tưởng”, ông nói thêm, lưu ý rằng “dân của chúng tôi có niềm tin sâu, phát triển qua lịch sử lâu dài của đất nước chúng tôi.”

Bình luận của Đức Giáo Hoàng Biển Đức về chủ nghĩa cộng sản quả là chĩa mũi dùi thẳng và phê bình chỉ trích mạnh hơn bất cứ điều gì mà trước đây ĐGH John Paul II đã tuyên bố trong chuyến thăm đột phá của Ngài đến Cuba 14 năm trước đây.

ĐGH John Paul II được nhớ đến nhiều nhất tại Cuba do những lời tuyên bố hòa giải của Ngài tại một Thánh Lễ ở Revolution Plaza rộng lớn ở Havana, khi đó Ngài nói: “Ước chi Cuba, với tất cả tiềm năng tuyệt vời của mình, hãy mở bản thân mình ra đến thế giới, và thế giới có thể mở cửa đón nhận Cuba”

Chuyến thăm đó tăng tốc quá trình hòa giải giữa Giáo Hội và nhà cầm quyền cộng sản của Cuba, những người luôn coi mình là người đối nghịch với Công giáo sau cuộc cách mạng Cuba 1959.

Đức Giáo Hoàng Biển Đức cho biết chuyến thăm năm 1998 bởi người tiền nhiệm của Ngài “đã mở ra một con đường của sự hợp tác và đối thoại xây dựng, một con đường dài và kêu gọi kiên nhẫn, nhưng cần di chuyển về phía trước.”

Mặc dù nhà thờ nhà nước cải thiện quan hệ trong những năm gần đây, các giám mục Cuba và chính phủ vẫn còn đối chọi về các vấn đề như cho Giáo hội sử dụng các phương tiện truyền thông và giáo dục tôn giáo.

Giáo Hội đặc biệt quan tâm về khả năng xẩy ra biến động xã hội nếu như những cuộc cải cách rộng lớn hơn không được thực thi sớm ở Cuba.

Danh từ “chấn thương” đã được sử dụng bởi các nhà lãnh đạo Giáo hội Công giáo để nói về những gì có thể xảy ra ở Cuba, đặc biệt là một khi nhà lãnh đạo cách mạng Fidel Castro chết, nay đã 85. Fidel Castro đã trao quyền lực cho người em trai là Raul vào năm 2008.

Các nhà lãnh đạo Cuba đã nhiều lần nhận ra là mô hình kinh tế của đất nước họ cần được cải tiến để đáp ứng nhu cầu của dân chủng của mình, mặc dù họ trung thành bảo vệ chính quyền độc đảng tương đảng cộng sản là hệ thống chính trị duy nhất tại Cuba.

Trong năm 2010, Fidel Castro nói với một phóng viên tạp chí Atlantic rằng “thậm chí mô hình Cuba không còn hiệu lực cho chúng tôi nữa”. Điều này làm một số nhà bình luận diễn giải như một sự công nhận rằng cộng sản đã thất bại ở Cuba.

Castro sau đó cải chính làm rõ rằng các nhận xét của ông đã nói không muốn nhắm đến việc chỉ trích cuộc cách mạng cộng sản của Cuba, những là muốn hướng dẫn đến điều kiện kinh tế khó khăn của hòn đảo mà thôi.

Các bình luận của Fidel phản ánh là ông thỏa thuận với một loạt các cải cách khiêm tốn để kích thích nền kinh tế gặp khó khăn khởi xướng bởi em trai của ông, Raul Castro của Cuba .

Nhân quyền

Khi được các phóng viên trên máy bay hỏi là liệu ĐGH có nên lên tiếng bảo vệ nhân quyền tại Cuba hay không, Đức Thánh Cha Benedict XVI trả lời: “Rõ ràng rằng Giáo Hội luôn luôn đứng về phía tự do, về phía tự do lương tâm, tự do tôn giáo, và chúng tôi góp phần trong ý nghĩa này. “

Trong một báo cáo được công bố vào thứ năm, nhóm nhân quyền Ân xá Quốc tế cho biết, sách nhiễu và giam giữ những người bất đồng chính kiến ở Cuba đã tăng mạnh trong hai năm qua.

“Cuba đã và đang diễn ra các đàn áp tồi tệ hơn khi nói đến quyền con người. Những gì chúng tôi muốn thấy xảy ra là hoạt động để có thể thực hiện công việc hợp pháp của họ mà không sợ bị trả thù,” ông Gerardo Ducas, nhà nghiên cứu Cuba của Tổ chức Ân xá nói.

Hôm thứ Hai, Cuba đã thả 70 phụ nữ bất đồng chính kiến thuộc nhóm Các Phụ Nữ Áo Trắng từng bị giam giữ trong cuối tuần vừa rồi, nhưng cảnh báo họ không tham dự các hoạt động liên quan đến chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha.

Các phụ nữ, được biết đến trong tiếng Tây Ban Nha như “Damas de Blanco”, được trả tự do mà không có tội sau khi bị bắt trong ba sự cố riêng biệt vào thứ bảy và chủ nhật, khi họ đã cố gắng để diễu hành ở Havana.

Không có cuộc họp với các nhà bất đồng chính kiến Cuba trong chương trình của Đức Thánh Cha.

Tuần trước, Vatican nhắc lại tuyên bố lên án lệnh cấm vận thương mại của Mỹ chống lại Cuba, gọi nó vô dụng và là là điều làm tổn thương những người bình thường.

Các lệnh cấm vận, trong đó đánh dấu kỷ niệm 50 năm hồi tháng trước và đó người Cuba gọi là “các phong tỏa,” là vẫn còn nền tảng của Mỹ chính sách đối với các hòn đảo Caribbean 90 dặm từ Florida, mặc dù nó đã không thành công để đáp ứng mục tiêu chính của nó phá vỡ chính phủ cộng sản của Castro.

Washington áp đặt lệnh cấm vận thương mại gần như toàn vẹn khi Chiến tranh Lạnh lên cao để trừng phạt Havana vì đảo quốc này hỗ trợ Liên Xô và hy vọng nó sẽ mang lại chấm dứt chế độ cộng sản.

Chưa có ai biết chắc là liệu Đức Giáo Hoàng Biển Đức sẽ gặp mặt Fidel Castro hay không, người mà đã cai trị Cuba 49 năm trước khi em trai Raul lên thay thế vào năm 2008.

Tòa thánh Vatican nói rằng Đức giáo hoàng sẽ là “sẵn sàng ” nếu người ông Fidel Castro già yếu muốn gặp Ngài.

(Viết theo Philip Pullella, Reuters) 

Đồng Nhân 
VietCatholic